TÌNH YÊU ÁO TRẮNG TRONG THƠ HUY CẬN
(Qua tập Lửa thiêng - 1940)
Tôi muốn dùng chính tên một bài thơ của
Huy Cận - Áo trắng, để khái quát về chủ đề tình yêu trong
thơ ông thời trước Cách mạng, một tình yêu đơn sơ, trắng trong, gắn liền những
“xôn xao thầm lặng” của “thời trẻ dại”. Tình yêu đầu đời ấy đã được
diễn tả hết sức tinh tế trong Áo trắng, Học sinh, Đi giữa đường thơm, Tựu
trường, Tình tự...Đi cùng với nhãn quan mới mẻ về tình yêu lứa
đôi là một nghệ thuật diễn tả giàu cảm giác và tượng trưng. Một cách viết rất
riêng, rất Huy Cận.
Tương ứng với kiểu tình yêuthờiáo trắng, nhân vật
trữ tình trong thơ ông thường hiện lên trong vai một chàng trai trẻ, đầy ngơ
ngác và vụng dại trong những rung động ban đầu:
-
Có chàng ngơ ngác tựa gà trống
E
đến trăm năm còn trẻ thơ
Tám
tuổi một chiều trong rạp xiếc
Yêu
nàng cưỡi ngựa uốn thân tơ
(Gánh
xiếc)
-
Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
Chân
run run trăm tình cảm rụt rè
Tuổi
mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
Lòng
mới nở giữa tay đời ấm áp
(Tựu
trường)
Tình yêu ấy khiến anh ta trở nên đầy e dè (Chân đang bước lòng e dè đứng lại), ngại ngùng (xui bước chân đi cũng ngại ngùng), bâng khuâng (Một ngày trời đẹp bâng khuâng quá), ngơ ngác (Ngơ ngác chàng trai tự hỏi thầm)... Cũng do đó, anh ta luôn phải sống trong tâm trạng nhớ nhung chờ đợi:
Tình yêu ấy khiến anh ta trở nên đầy e dè (Chân đang bước lòng e dè đứng lại), ngại ngùng (xui bước chân đi cũng ngại ngùng), bâng khuâng (Một ngày trời đẹp bâng khuâng quá), ngơ ngác (Ngơ ngác chàng trai tự hỏi thầm)... Cũng do đó, anh ta luôn phải sống trong tâm trạng nhớ nhung chờ đợi:
-
Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Có
ai đàn lẻ để tơ chùng
Có
ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui
bước chân đây cũng ngại ngùng
(Nhớ
hờ)
-
Người ở bên trời ta ở đây
Nhớ
nhung phương nọ ngóng phương này
Tương
tư đôi chốn tình ngàn dặm
Vạn
lí sầu lên núi tiếp mây
(Vạn
lý tình)
Và gắn với tâm trạng nhớ mong (mà thực chất nhiều khi chỉ
là “nhớ hờ”) là những tư thế chờ đợi và tìm kiếm,
nhưng chủ yếu là đợi và tìm trong ngập ngừng và e
dè, rất khác với các tư thế vội vàng, ôm, riết, thâu, say, cắn... đầy
hăm hở riết róng trong thơ Xuân Diệu:
-
Vì ta đợi nên người chẳng đến
-
Vì một bữa đứng chờ người chẳng tới
-
Đầu gối rã tôi đứng chờ đã mệt
-
Đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ
-
Tôi đi tìm người, tôi đi tìm thơ
-
Đứng lại giùm, tôi đã mỏi theo sau...
Trong Lửa thiêng, chữ “lòng”
xuất hiện 65 lần, chữ “hồn” 51 lần. Với tần số xuất hiện liên tục của
nó, những tín hiệu ngôn ngữ này cho thấy một sự bộc bạch chân thành và tha thiết
của chủ thể, một sự giãi bày tận độ và đầy xúc cảm. Đây cũng là kiểu nói thường
thấy trong Thơ mới, khi ý thức cá nhân chi phối cách con người nhìn ngắm và mô
tả về thế giới. Ở đây, tấm lòng và tâm hồn vừa là cái nội dung cần
tỏ bày, vừa là cái phương tiện để chuyển tải và giao tiếp đầy hiệu quả. Tuy
nhiên, trong thơ Huy Cận, điều đáng chú ý là ở những định ngữ đi kèm với các
danh từ ấy. Nhà thơ thường nhắc đến những “linh hồn bằng ngọc”, “lòng mới mẻ”,
“lòng trai thơm ngát”, “lòng bợ ngợ”, “lòng trong trắng”, “lòng mở cánh yêu”...
Nó nói lên cái đặc tính nổi bật của hồn thơ Huy Cận, đó là một tâm hồn trẻ
trung, trong trắng, “lần đầu rung động nỗi thương yêu” (Xuân Diệu).
Trong “lòng trai thơm ngát” ấy, dường như tất cả mới bắt đầu, và tình
yêu chính là sự bắt đầu của những cảm giác, cảm xúc lạ lùng nhất, say mê nhất.
Sự đồng nhất hồn người với những trạng thái tinh thần như “mới mẻ”, “trong
trắng”, “thơm ngát”... cũng sẽ tạo nên một đặc tính trong thơ tình Huy Cận:
trong sáng, nên thơ và thiên về những trạng thái rung động nhẹ nhàng của tâm hồn.
Học sinh là một bằng chứng tiêu biểu cho ngòi bút mô tả nội tâm đầy tinh tế của Huy
Cận. Khi chưa có tình yêu, những chàng học sinh sống một cuộc đời bình tâm và
đơn giản biết mấy:
Đôi
guốc năm hiên kéo bốn mùa
Tiền
nhà ít gửi biết chi mua
Áo
dài cọ mãi đôi tay rách
Gương
lược thăm hoài tóc ngắn thưa
Thế rồi:
Vậy
đó, bỗng nhiên mà họ lớn
Tuổi
hai mươi đến có ai ngờ
Một
hôm trận gió tình yêu lại
Đứng
ngẩn trông vời áo tiểu thơ
Tư thế “đứng ngẩn” ấy đã diễn tả hết sức sát đúng
trạng thái “chấn động” mà “trận gió tình yêu” vô hình đã gây ra trong
tâm hồn những con người trẻ tuổi kia, xiết bao ngỡ ngàng và dịu ngọt!
Để tạo ra những trạng thái rung động cao nhất, Huy Cận
không ngần ngại “mộng hóa” đối tượng mô tả. Số lần chữ “mộng” xuất hiện
trong Lửa thiêng khá cao (18 lần) và đó là một tín hiệu nghệ thuật
rất đáng chú ý. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Trong thơ Huy Cận, mộng thường
được đồng nhất với những vật thể dẫn dụ về cõi mộng, giấc mộng: gối mộng,
dòng mộng, cửa mộng, chim mộng, trái mộng, cánh mộng”. Đây chính là một thủ
pháp nghệ thuật hữu hiệu để làm“nhòe mờ đường viền cụ thể của sự vật”, và “vật
thể hóa những gì thuộc về lĩnh vực ý niệm”[1].
Và giữa đường ranh giao thoa ấy, Huy Cận tạo nên một không gian đầy mộng mơ cho
tình yêu lứa đôi:
Áo
trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm
xưa em đến mắt như lòng
Nở
bừng ánh sáng. Em đi đến,
Gót
ngọc dồn hương, bước tỏa hồng.
(Áo
trắng)
Nếu trong thơ
Hàn Mặc Tử, hình ảnh áo trắng gợi nên biết bao cách biệt và nỗi xót xa (Áo
em trắng quá, nhìn không ra), thì trong thơ Huy Cận, nó đã trở thành biểu
tượng cho sự gặp gỡ và hòa hợp (Dịu dàng áo trắng trong như suối - Tỏa phất
đôi hồn cánh mộng bay). Nếu với Hàn Mặc Tử, Em chỉ đến trong mộng, thì với
Huy Cận, Em đã đến trong đời. Nhưng sự xuất hiện của Em luôn được tác giả “mộng
hóa”. Ông đồng nhất Em với Áo trắng. Áo trắng trở thành một biểu tượng
trùng khít với Em, với sự đơn sơ và trong trắng của tâm hồn. Ông còn siêu
nhiên hóa sự xuất hiện của Em bằng một loạt ẩn dụ: Nở bừng ánh sáng, gót
ngọc dồn hương, bước tỏa hồng; khiến Em hiện ra với tư thế thánh nữ:
Em ban hạnh phúc chứa đầy tay. Và ông còn đặt Em trong độ lùi thời gian,
nhằm tạo ra độ mờ nhòe cần thiết cho hình tượng: Hôm xưa em đến...
Cách mô tả vẻ đẹp thể chất của con người ở đây nhằm gây ấn tượng về sự hoàn mĩ,
chứ không nhằm khêu gợi những rung động nhục thể. Chính vì vậy, dù có nhắc đến
những môtíp như tay, má, môi, ngực... nhưng Huy Cận luôn trung thành với
cái ngưỡng cảm xúc thẩm mĩ của mình. Hoặc ông chọn những thi liệu ít nhiều đã
quen thuộc trong thơ xưa, gợi nhiều ý nghĩa tượng trưng, ước lệ (đôi mắt, nụ cười)
hoặc sử dụng những cách diễn tả riêng nhằm mục đích “tinh thần hóa” vẻ đẹp
vật chất của con người:
Em
đẹp bàn tay ngón ngón thon
Em
xinh đôi má nắng hoe tròn
Em
lùa gió biếc vào trong tóc,
Thổi
lại phòng anh cả núi non
(Áo trắng)
Một mặt, đặc tính nói trên bị quy định bởi đối tượng mô tả
mà thi sĩ đã lựa chọn: những cảm xúc đầu đời của con người vốn thường trong
sáng, nên thơ. Mặt khác, điều này dường như còn bị chi phối bởi cái quan niệm
mang tính lãng mạn chủ nghĩa mà tác giả đã bộc lộ trong Thân thể:
A!
Thân thể! Một cái bình tội lỗi
Đất
sơ sinh đã hóa lại bùn lầy
Với Xuân Diệu, tình yêu như là một phương tiện hữu hiệu để
trốn chạy khỏi sự li cách và cô đơn, và tình yêu ấy, phải là sự hợp nhất “vô
biên và tuyệt đích” của cả tâm hồn lẫn thể xác. Nhưng với tác giả Lửa
thiêng, xác thịt và tâm hồn là hai phần riêng biệt, không thể dung hợp.
Vì “thân quá nặng nên hồn sa xuống thấp” và biết bao kẻ đã tự đánh mất
thiên đường vì thân xác. Bởi vậy, thiên đường của con người, với ông, nằm trong
sự trong trắng của tâm hồn. Điều này giải thích vì sao Huy Cận ưa mô tả tình
yêu trong những rung động ban đầu mới mẻ. Chính ở đó, thi nhân đã phát hiện ra
vẻ đẹp thanh sạch, nguyên sơ của đời sống tinh thần con người.
Giữa cái tôi Huy Cận
và người đẹp trong thơ dường như luôn tồn tại một khoảng cách thẩm mĩ đặc biệt,
khoảng cách của sự trông ngóng và ngưỡng vọng. Hình tượng giai nhân không mấy
khi được tác giả mô tả một cách trực diện, mà thường chỉ là một màu “áo trắng”,
một “gót hương”, một tấm “thân tơ”, một “bóng mi”, một “miệng
cười”... Đó là vẻ đẹp của ảo ảnh, sáng lòa nhưng mong manh và dễ tan biến.
Người đẹp trong thơ Huy Cận thường xuất hiện như để cho nhân vật trữ tình phải “đứng
ngẩn trông vời”, phải “ngơ ngác hỏi thầm”, phải “chờ mong phương
nọ, ngóng phương này”... Trong con mắt đắm đuối của một kẻ si tình “lần
đầu rung động”, người ta dễ dàng tuyệt đối hóa, lí tưởng hóa người tình.
Cho nên, thường thấy nhân vật trữ tình trong thơ Huy Cận ở tư thế đứng chờ,
đứng đợi, đứng ngẩn, theo sau... Và khi có sóng đôi cùng Em thì vẫn là cảnh
“chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng”. Khoảng cách này được tạo như một
thủ pháp đặc hiệu để duy trì trạng thái mơ mộng đẹp đẽ trong tình yêu con người.
Bởi vậy, khi các nhân vật có điều kiện để khăng khít, gần gũi, có lẽ vì e sợ cảnh
“ê chề đời thoảng vị cơm ôi” trong những tình yêu đã hóa chán chường,
thi sĩ trở lại sử dụng thủ pháp “mộng hóa” quen thuộc. Không phải ngẫu
nhiên mà cuộc gặp gỡ của đôi trai gái trong Áo trắngđược đặt giữa
một không gian đầy ánh sáng, hương thơm với một loạt những tính từ, trạng từ diễn
tả sự thanh tân trong trắng: áo trắng, trắng trong, nở bừng, gót ngọc, tỏa hồng,
gió biếc, nắng thơ, thần tiên... Những câu chữ, hình ảnh truyền điện cho
nhau, tạo thành một cõi mộng riêng đầy mê hoặc cho tình yêu đôi lứa. Trong cõi
mộng ấy, sự hòa hợp cao nhất vẫn là trong tâm hồn: “Hồn em anh thở ở trong
hơi”. Sự hòa hợp của hai con người trẻ tuổi trong hình ảnh “tỏa phất đôi
hồn cánh mộng bay” gợi nhớ kiệt tác Ngày sinh nhật của danh họa
Chagall (1887 -1985), với cảnh đôi tình nhân như đang lơ lửng bay khỏi mặt đất
trong niềm hạnh phúc vô biên.
Tuy nhiên, dù là nói về một tình yêu
“áo trắng”, thơ tình Huy Cận vẫn thấp thoáng âm hưởng “ngậm ngùi”,
“đau thương”:
-
Lòng tôi đây trọn một đời thương nhớ
Hồn
tôi đây thiên hạ bỏ đìu hiu
Người
nhìn xem, chân tôi muôn dấu rỗ
Thủng
gai đời, đây tay với tình yêu
(Trình
bày)
-
Ai chết đó? Nhạc buồn chi lắm thế!
Kèn
đám ma hay ấy tiếng đau thương
Của
cuộc đời? Ai rút tự trong xương
Tiếng
nức nở gửi gió đường quạnh quẽ
(Nhạc
sầu)
-
Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang
mang thiên cổ sầu
Những
nàng tiên dần chết
Mơ
mộng xưa nay đâu?
(Ê
chề)
Ngay cả trong tình yêu và bằng tình yêu, Huy Cận vẫn
không thể vượt thoát khỏi sự cô đơn. Trong thơ ông, những khoảng cách luôn hiện
hữu, đó là những khoảng cách khi thì do cuộc đời, khi thì do chính ông tự tạo.
Khoảng cách giúp thi sĩ duy trì tâm thế mơ mộng nhưng khoảng cách cũng chính là
bằng chứng hiện thực và lạnh lùng về sự cô độc của con người. Khoảng cách càng
lớn, nỗi buồn, sầu càng sâu. Tuy nhiên, Huy Cận vẫn khác với người bạn thơ Xuân
Diệu, dù tác giả này cũng thường xuyên nói đến những khoảng cách không thể vượt
qua của lòng người. Xuân Diệu hoàn toàn là người của cõi thế, của hiện tại, khi
than thở:
Em
là em; anh vẫn cứ là anh
Có
thể nào qua Vạn lí trường thành
Của
hai vũ trụ chứa đầy bí mật
(Xa
cách)
Tác giả của Thơ thơ dường như đã đặt toàn bộ
“vốn liếng” tình cảm vào trong cuộc yêu đương, nên có khi ông thật chặt chẽ và
chi ly: “Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu”. Huy Cận có khác. Dù nhiều
lần nói đến những bạc bẽo, chua chát của đời, song về căn bản, nhãn quan tình
yêu của ông vẫn đầy mơ mộng. Tuy nhiên, ông không “nhập cuộc” hết mình như Xuân
Diệu. Ông vừa vào vai kẻ si tình để sống cho hết những xôn xao của tuổi trẻ, đồng
thời luôn biết tự tách ra, để quan sát và mô tả những trạng thái thầm kín của
chính mình như một đối tượng khách quan (chẳng thế mà ta thường bắt gặp nhà thơ
tự gọi mình là “chàng”,“chàng trai”, “ chàng Huy Cận”...). Nỗi buồn
trong thơ Huy Cận chính là nỗi buồn của một tuổi trẻ vừa bước vào cánh cửa tình
yêu đã đồng thời nhận ra đường biên giới hạn của nó. Bằng sự nhạy cảm của một hồn
thơ giàu sầu muộn, ông nhận ra cô đơn và li cách chính là bản chất của tồn tại
và ngay cả tình yêu say đắm nhất cũng không thể nào xóa được sự lạnh lẽo ấy:
Tuổi
non dại lòng tôi say mến bạn
Khi
thanh xuân tôi mỏi chạy theo tình
Nhưng
cô độc đã thầm ghi trên trán
Lòng
lạc loài từ thuở mới sơ sinh.
(Trình bày)
Bởi vậy, nỗi “mang mang thiên cổ sầu” trong thơ
Huy Cận thường không gắn liền với những cảnh ngộ xác định cụ thể, mà nhiều khi
như là vô cớ, thường ngấm sâu trong những suy tưởng và chiêm nghiệm, bàng bạc
trong không gian và thời gian, từ nỗi sầu tình yêu thành mối sầu vũ trụ. Thơ
tình của Huy Cận vừa mang hơi thở mới mẻ của thời đại vừa có cái ý vị tao nhã cổ
điển của thơ xưa, một phần chính bởi vậy.
Vinh,
29/2/2004
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét