Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021

Thỏa thuận - Trương Đăng Dung

 


 THỎA THUẬN THƠ

                                                                                                   Lê Hồ Quang                                                                                                  

Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì? Là sự “thỏa thuận” trong cấu trúc ngôn ngữ, giữa hai mặt kí hiệu và hình ảnh âm thanh cấu thành, vốn có mối quan hệ võ đoán? Là sự “thỏa thuận” trong hoạt động giao tiếp xã hội, giữa người nói và người nghe mà ngôn ngữ là phương tiện kết nối? Là sự “thỏa thuận” trong hoạt động tiếp nhận văn học, được xác lập trên mối quan hệ giữa độc giả và văn bản, một mối quan hệ cũng đầy tính bất định? Hay Thỏa thuận còn là gì đó khác?

Thoạt tiên, tôi thử áp dụng cách đọc lược, bao quát nhanh nội dung chính của văn bản, đồng thời kết nối một số yếu tố trong văn bản với những yếu tố bên ngoài, có mối liên hệ gần, chẳng hạn thông tin về con người tác giả; hoặc, những lí thuyết triết học, mĩ học… bàn về vấn đề liên quan. Thao tác đó cho phép tôi “lược quy” một số nét chính trong nội dung bài thơ như sau:

- Bài thơ bàn đến một tính chất đặc thù của hoạt động ngôn ngữ - tính "thỏa thuận" (hoặc diễn đạt theo cách khác - tính quy ước), trong giao tiếp đời sống và nghệ thuật. Đó là mối quan hệ vừa có tính xác định vừa đầy bất định.

- Bài thơ mô tả hoạt động ngôn ngữ thông qua một số biểu hiện cụ thể: nói, nghe, hiểu… khá sinh động. Ngôn ngữ là hình tượng trung tâm của bài thơ.

- Bài thơ giàu tính khái quát, triết lí. Nó gợi mở suy ngẫm về các mối quan hệ giao tiếp trong nghệ thuật và đời sống.  

Có một số “điểm tựa” dẫn tôi đến sự suy luận về nghĩa/nội dung văn bản nói trên. Cụ thể như sau:

a) Tên bài thơ là Thỏa thuận. Toàn bộ câu chữ, hình ảnh trong văn bản tập trung vào việc làm sáng tỏ luận đề "tính thoả thuận" trong giao tiếp ngôn ngữ.

b) Mối liên hệ giữa nội dung Thỏa thuận với một số tri thức, lí thuyết triết học, ngôn ngữ, văn hóa, nghiên cứu văn học hiện đại. Chẳng hạn, lí thuyết ngôn ngữ học cấu trúc của F. de Sausure với quan niệm về bản chất võ đoán của dấu hiệu ngôn ngữ[1]; lí thuyết Kí hiệu học với quan niệm về giao tiếp ngôn ngữ trong đời sống và nghệ thuật “như là sự giao nhau đầy căng thẳng giữa những hành vi ngôn ngữ tương thích và không tương thích” (IU.M. Lotman)[2]Mĩ học tiếp nhận với quan niệm khẳng định bản chất giao tiếp của nghệ thuật và tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận của độc giả [3]Ngoài ra, về vấn đề này, còn có thể nhắc đến lí thuyết giải cấu trúc, lí thuyết diễn ngôn, lí thuyết hậu hiện đại

c) Mối liên hệ giữa Thỏa thuận với kiểu tư duy, cảm quan thẩm mĩ của nhà thơ (đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học) Trương Đăng Dung và với những sáng tác khác của ông.

Nhưng có thực nghĩa/ ý nghĩa của bài thơ chỉ nằm ở đó?