Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019
Thơ Phan Nhiên Hạo
Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019
Bạn
Sợ hãi
Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019
Thơ Vũ Thành Sơn
Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019
Nợ sách
Một chỗ trong đời
Vinh, 12/10/2019
Vấn đề dạy học thơ Việt Nam đương đại
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019
Đói sáng
Mơ
Nhớ ốm
Tiêu thời gian
Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019
Thơ Pháp Hoan
“Cảm nhận trong im lặng diệu kỳ” là một ý trong bài Tĩnh tọa của Pháp Hoan và cũng chính là tứ xuyên suốt Lịch mùa - tập thơ đầu tay của tác giả này. Trong tập thơ, “im lặng” trước hết là một trạng thái chủ thể:
Đóng mọi giác quan lại
trong căn phòng bóng tối
đêm xanh hơi thở
sâu lắng, rung động tiếng chuông ngân
Một dòng sông chảy trên một dòng sông
một ý tưởng tràn trên một ý tưởng
… Đóng mọi giác
quan lại
Và cảm nhận trong
im lặng diệu kỳ
Những chu kỳ của
diệt và sinh
Luân chuyển trong
mê đồ của thực tại
Nói theo ngôn ngữ nhà Phật, ở đây, “im lặng” chính là một hình thức quán tưởng tâm ý, để thân tâm an trú trong thanh tịnh, và từ đó mà bản chất của vạn pháp được hiển lộ. Trong im lặng, không có sự phân biệt nhị nguyên. Ở đó, tốt/xấu, cao/thấp, trắng/đen, sống/chết, tôi/ta, cá nhân/vũ trụ... đều là Một, trong cõi thanh tịnh. Cho nên, im lặng là Không, nhưng im lặng cũng là Có, là Đầy đủ. Khi ta hiểu theo cách đó, im lặng đã mang một ý nghĩa khác. Đó là đặc tính chủ thể nhưng nó đã phản chiếu và bao hàm trạng thái, đặc tính khách thể - thế giới thiên nhiên, con người và thơ ca mà cái tôi tìm kiếm, hướng về. “Im lặng diệu kỳ”, do đó, vừa là xuất phát điểm của hành trình nội tâm, vừa là phương cách diễn tả, đồng thời, cũng là đối tượng và đích đến. Bởi vậy, như một nghịch lý dễ hiểu, Lịch mùa, dù được mô tả trong/ bằng im lặng, nhưng đã cho thấy cả một thế giới xôn xao cảm giác và rung động. Đó không chỉ là rung động của giác quan vật chất mà còn là những rung động tâm linh xuất phát tự thân tâm vị thiền sinh trẻ tuổi, người dường như luôn biết tìm thấy nỗi hân hoan trong từng khoảnh khắc sống.